ClockThứ Sáu, 13/05/2022 08:39

Triển khai các kịch bản đáp ứng mọi tình huống dịch COVID-19

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang được cơ bản kiểm soát trên phạm vi cả nước; chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; 20 nước đã công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam...

Thống nhất việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho 3 nhóm đối tượngViệt Nam tạm dừng khai báo y tế COVID-19 với người nhập cảnh từ 0h ngày 27/4Không được lạm dụng dịch vụ trong điều trị hậu COVID-19

Tại nước ta, dịch bệnh vẫn đang được cơ bản kiểm soát trên phạm vi cả nước

Triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh COVID-19

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 12/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.949 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (tăng 1.191 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 3.294 ca trong cộng đồng).

Hôm qua, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 2.550 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.024 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.690.471 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.025 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.682.719 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.593.656), TP. Hồ Chí Minh (608.848), Nghệ An (483.191), Bắc Giang (385.974), Bình Dương (383.595).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi là: 9.334.964 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.309.689 trường hợp, trong đó có 346 trường hợp nặng đang điều trị gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 270; thở ô xy dòng cao HFNC: 42; Thở máy không xâm lấn: 7; Thở máy xâm lấn: 25; Thở ECMO: 2.

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, dịch bệnh vẫn đang được cơ bản kiểm soát trên phạm vi cả nước, trong tuần, cả nước ghi nhận khoảng 2.000 ca trong cộng đồng mỗi ngày và dưới 3 ca tử vong mỗi ngày.

Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

20 nước đã công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi liên quan đến tiến độ công nhận hộ chiếu vaccine của các nước đối với Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết đến nay, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 20 nước, bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran, Malaysia và Cộng hòa Dominica.

Theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 10/5, đã hơn 10 triệu người Việt có hộ chiếu vaccine.

Hộ chiếu vaccine điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký số xác nhận dựa trên thông tin tiêm chủng COVID-19 của người dân.

Hộ chiếu vaccine điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu ban hành hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.

Theo Công nghệ thông tin, Bộ Y tế: Hộ chiếu vaccine sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC- COVID hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Bộ Công an bổ sung chức năng hiển thị hộ chiếu vaccine trên ứng dụng VNEID. Hiện nay đơn vị đầu mối của hai Bộ đang làm việc để sớm hoàn thiện

Do đó người dân cần vào các ứng dụng trên để kiểm tra xem mình đã có hộ chiếu vaccine hay chưa.

Theo suckhoedoisong.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Một công đôi việc

Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Một công đôi việc
Return to top