ClockThứ Năm, 10/04/2014 10:30

Triển lãm nghệ thuật “Tây hiên” – nơi gặp gỡ của các cung bậc cảm xúc

Khi ngày và đêm gặp gỡ, khi thời gian chuyển mình theo áng trời chiều, con người cũng theo đó mà cảm thấu rõ nhất lòng mình, lòng người. Vì thế, không gian Tây Khuyết Đài, Đại Nội Huế là một sự lựa chọn đầy tinh tế  để làm điểm trình bày các tác phẩm hội họa và nghệ thuật sắp đặt của nhóm nghệ sĩ trẻ: Nam Thành Trung, Lại Thanh Dũng, Ngô Đình Bảo Vi, Trần Viết Thục và Trần Ánh Phi. Năm phong cách, năm cách tư duy và thể hiện nhưng họ đồng điệu cùng nhau ở điểm biết trân trọng và khao khát được góp sức gìn giữ, làm mới những giá trị truyền thống. Các nghệ sĩ khiến những giá trị vô hình như tình yêu ấm áp, dòng sông thời gian, con người đến từ quá khứ,… hiện hình lên trên nền vật liệu đa dạng như sơn mài, sơn dầu, acrylic, Trúc chỉ.


Tác phẩm "Sắc màu thời gian" của họa sĩ Trần Viết Thục


Tranh "Chim xanh" của họa sĩ Nam Thành Trung


Có tiếng chim chuyện trò cùng nhau giữa xanh ngát cỏ hoa mùa Hè, tác phẩm "Chim sẻ" của họa sĩ Lại Thanh Dũng

Đặc biệt ở triển lãm này, nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật dựa trên cơ sở giấy thủ công nghệ thuật từ Tre. Khởi xướng từ năm 2011 bởi họa sỹ Phan Hải Bằng cùng các cộng sự, dự án “Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam có tôn chỉ “Phép cộng và sự Trở về” nhằm tạo dựng một giá trị mới cho nghề chế tác giấy thủ công từ cây Tre. Trong đó, bằng sức trẻ của mình, hai nghệ sĩ Ngô Đình Bảo Vi và Trần Ánh Phi đã thể nghiệm ý tưởng nghệ thuật trên nền giấy Trúc chỉ thành tác phẩm sắp đặt nghệ thuật “… vì tình yêu là đủ cho tình yêu…” và bốn bức tranh khổ lớn mang tên “Sông ơi”.

Một giá trị thực tiễn đáng lưu tâm của giấy Trúc chỉ là nền chất liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ như làm lồng đèn giấy truyền thống, cho nghệ thuật Thư pháp, tranh cổ truyền,... Nghệ nhân tranh làng Sình - ông Kỳ Hữu Phước dành sự quan tâm đặc biệt với loại hình giấy Trúc chỉ ở mặt khả năng ứng dụng trong việc làm mới lạ tranh truyền thống của làng Sình. Ông cho biết khi chế tác tranh Làng Sình trên chất liệu Trúc chỉ sẽ mang đến cho loại hình nghệ thuật này một hình thức mới, đưa tranh Làng Sinh đến với công chúng rộng rãi hơn.

Triển lãm nghệ thuật Tây hiên được trưng bày từ 09 đến 20/4 trong khuôn khổ Festival Huế 2014 tại Tây Khuyết Đài, Đại Nội Huế. Thời gian tham quan và cảm thụ lý tưởng nhất là từ 16h chiều đến tối, khi ấy du khách có thể đắm mình trong chiều sâu của không gian nghệ thuật nơi này.

Theo TT Festival Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top