ClockChủ Nhật, 20/12/2020 08:04

Trình diễn áo dài của các nhà thiết kế Huế

TTH.VN - Diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội Áo dài Huế 2020, chương trình thời trang - nghệ thuật “Huế - Kinh đô Áo dài” do Hội May - Thêu - Thời trang Huế tổ chức tối 19/12 đã tôn vinh bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nhà thiết kế áo dài Huế.

Quảng diễn áo dài bằng xích lôTrời mưa, Huế vẫn rộn ràng với áo dài và ẩm thựcÁo dài vào hội

Bộ sưu tập “Phụ nữ Huế và áo dài” của NTK Viết Bảo được trình diễn bởi chính những người phụ nữ Huế

Chương trình giới thiệu đến công chúng các bộ sưu tập áo dài do những người con xứ Huế thiết kế. Người xem được thưởng thức vẻ quý phái của những chiếc áo Nhật bình và áo dài ngũ thân của NTK Quang Hòa với chủ đề “Nguồn cội”; những mẫu thiết kế tinh tế, sang trọng trong bộ sưu tập “Dòng chảy” của NTK Ella Phan; sự tỉ mỉ của các mẫu áo dài được thêu tay trên lụa trong bộ sưu tập “Tâm linh” của NTK Trần Thiện Khánh; vẻ trang nhã, kiêu kỳ trong những mẫu thiết kế “Gợi giấc mơ xưa” của NTK Đoan Trang hay vẻ gần gũi, hướng đến tính đại chúng của bộ sưu tập “Phụ nữ Huế và áo dài” của NTK Viết Bảo…

Chương trình cũng tôn vinh các sản phẩm thủ công truyền thống là phụ kiện làm đẹp đi kèm với áo dài, như: nón, giỏ xách từ đệm bàng Phò Trạch, nón sen, kim khánh, kim bội…

Chương trình là sân chơi nghệ thuật dành riêng cho các nghệ nhân, nhà thiết kế Huế thể hiện tài năng sáng tạo, giới thiệu đến công chúng những bộ sưu tập mới nhất. Đây cũng là dịp để các nhà thiết kế Huế kết nối chặt chẽ với nhau, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau nuôi dưỡng đam mê và phát triển nghề nghiệp.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nhấn mạnh, là nơi hội tụ nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân may áo dài với tay nghề điêu luyện, Huế đã tạo ra những sản phẩm áo dài tinh tế, sắc sảo và đa dạng. Áo dài Huế có thể tồn tại và phát triển như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến công lao của những nghệ nhân may áo dài đã lặng lẽ gìn giữ, truyền nghề.

Bao năm qua, các nhà thiết kế Huế đã tiếp nối, gìn giữ giá trị áo dài truyền thống và không ngừng sáng tạo để chuyển tải những thông điệp, giá trị nhân văn cao đẹp thông qua những tà áo dài Huế. Từ đó, quảng bá vẻ đẹp áo dài Huế, bản sắc văn hóa Huế không chỉ ở lĩnh vực thời trang trong nước mà cả trên thế giới.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Bộ sưu tập tiền Đông Dương của Cecile Le Pham

Trong hàng ngàn hiện vật bà Cecile Le Pham, chủ nhân Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham (53 Hàm Nghi, TP. Huế) đang sở hữu, bộ sưu tập tiền cổ Đông Dương mang đến cho người xem góc nhìn thú vị về loại tiền tệ từng lưu hành tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.

Bộ sưu tập tiền Đông Dương của Cecile Le Pham

TIN MỚI

Return to top