ClockThứ Bảy, 25/06/2016 05:31

Trò chuyện về chiếc áo dài

TTH.VN - Chiều tối 24/6, Bảo tàng Văn hóa Huế tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề “Ý nghĩa thời trang của chiếc áo dài đi cùng với nghệ thuật sắp đặt đương đại”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ triển lãm bộ sưu tập áo dài xưa “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” của TS. Thái Kim Lan.


Thảo luận sôi nổi về vẻ đẹp của áo dài

Với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, các cựu nữ sinh Đồng Khánh và những người yêu áo dài, chủ đề buổi nói chuyện xoay quanh về vẻ đẹp của chiếc áo dài như là bản sắc của người phụ nữ Việt, thời trang áo dài, áo dài xưa, áo dài trong thơ ca, sự cách tân áo dài quá đà làm mất đi vẻ duyên dáng vốn có.

Bà Nguyễn Khoa Diệu Huyền, cựu nữ sinh Đồng Khánh cho hay: “Thế hệ chúng tôi quen thuộc với tà áo dài và một thời phụ nữ Huế luôn mặc áo dài trong những dịp tiếp khách đến nhà, đi học, đi chơi, đi chợ… Thuở ấy, Huế được mệnh danh là thành phố áo dài”.


Cựu nữ sinh Đồng Khánh hát ca ngợi vẻ đẹp của tà áo dài và xứ Huế 

Nhiều ý kiến cho rằng, hàng tháng, Huế nên có một ngày mà tất cả mọi phụ nữ đều tự nguyện mặc áo dài để tôn vinh vẻ đẹp của tà áo dài, vừa tạo nên dấu ấn riêng có, để Huế đẹp hơn trong mắt du khách.

Với triển lãm “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh”, các ý kiến đều cho rằng, bộ sưu tập áo dài xưa của TS. Thái Kim Lan mang đến nhiều cảm xúc cho người xem khi nghiêng mình ngắm những chiếc áo dài xưa như một di sản mà cha ông để lại.

Trong chương trình, các cựu nữ sinh Đồng Khánh cũng hát vang những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của tà áo dài và xứ Huế mộng mơ.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng

TIN MỚI

Return to top