ClockThứ Ba, 31/12/2019 04:49
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:

Trở lại bước đầu để tiến xa

TTH - Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tích cực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST).

Động viên thanh niên tự tin khởi nghiệpNâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạoThúc đẩy liên kết trong khởi nghiệp

Sản phẩm khởi nghiệp của Huế

Chuyện của Huế

Năm 2016, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Thừa Thiên Huế đã sớm triển khai các hoạt động xây dựng và vận hành hệ sinh thái KNĐMST ở địa phương. Để hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp có hiệu quả, tỉnh đã hợp tác với các tổ chức uy tín, nhiều kinh nghiệm, như: Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường khoa học công nghệ. Đồng thời, hình thành các vườn ươm KNĐMST của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Cộng hưởng, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế và Đại học Huế.

So với nhiều địa phương khác, tư duy khởi nghiệp của người dân Huế vẫn là một điểm chậm. Để an toàn, hầu như gia đình nào cũng thể hiện rõ mong muốn con cái sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ được nhận vào làm ở một cơ quan Nhà nước nào đó, có thể thu nhập không cao. Tuy vậy, điều đáng mừng là trong những năm gần đây, tư tưởng này đã có những thay đổi rõ nét, nhất là trong giới sinh viên và thanh niên. Đây là mặt chuyển biến tích cực đầu tiên trong nỗ lực xây dựng hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế những năm qua.

Có được điều này, một phần giá trị cũng đến từ hiệu ứng của các cuộc thi KNĐMST qua các năm. Đến nay, những dự án đạt giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, khu vực vẫn tiếp tục chứng minh được sức sống bằng khả năng tiếp cận thị trường, tăng trưởng và vươn tầm thế giới. Bên cạnh đó, việc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã được khởi nguồn từ trong nhiều gia đình, trong các cơ quan Nhà nước, các cấp địa phương và trong các tổ chức đoàn thể, trường học.

Sản phẩm khởi nghiệp của Huế

Trong hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế cũng đang tồn tại nhiều điểm hạn chế. Nhìn thẳng những vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định nhấn mạnh rằng: Thừa Thiên Huế đã hình thành hệ sinh thái KNĐMST nhưng vẫn còn thiếu những trụ cột, bị phân tán và chưa có một không gian làm việc chung để quy tụ những con người, chuyên gia và các cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp. Những chương trình, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ phía Nhà nước vẫn còn nặng về hình thức và lý thuyết. Xây dựng hệ sinh thái KNĐMST là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, nên dù có thể phải hy sinh nhiều thứ, Thừa Thiên Huế vẫn trở lại bước đầu tiên là thay đổi tư duy để xây dựng hệ sinh thái KNĐMST có hiệu quả và bền vững.

Chính sách càng mạnh càng tốt

Hướng đến mục tiêu chung của tỉnh là xây dựng được hệ sinh thái KNĐMST hiệu quả và bền vững, bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xác định rõ các việc cần phải làm, gồm: Xây dựng một trung tâm làm việc chung để hội tụ cộng đồng khởi nghiệp; nâng cao tinh thần doanh nghiệp trong cộng đồng người Huế; gia tăng sự kết nối các thành tố trong và ngoài địa phương để tăng nguồn lực cho hệ sinh thái; nâng cao năng lực khởi nghiệp cho cộng đồng và ban hành hệ thống chính sách để thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp.

Với kinh nghiệm của người tiên phong trong các hoạt động xây dựng hệ sinh thái KNĐMST, ông Lý Đình Quân, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, nhìn thấy Thừa Thiên Huế may mắn khi có sự tham gia từ rất sớm của lãnh đạo tỉnh, có nhiều thành tố tích cực và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, kết nối các hoạt động cho hệ sinh thái KNĐMST. Thừa Thiên Huế cũng có hai giá trị nền tảng rất lớn là trí tuệ và văn hóa. Nhờ biết cách tận dụng các nguồn lực đó, địa phương đã xây dựng một hệ sinh thái KNĐMST có phương pháp và bài bản. Đồng thời, ông Lý Đình Quân cũng nhìn thấy Thừa Thiên Huế mới ở giai đoạn đầu của một hệ sinh thái KNĐMST. Trong đó, Nhà nước chưa có nguồn lực làm đòn bẩy hỗ trợ tích cực cho cộng đồng khởi nghiệp.

Tham quan sản phẩm của Mộc Truly’s Huế - dự án khởi nghiệp đạt giải A cuộc thi KNĐMST năm 2019

Chính vì vậy, để Thừa Thiên Huế có thể phát triển hệ sinh thái KNĐMST bài bản và có hiệu quả, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn chia sẻ hai mong muốn. Thứ nhất, tất cả thành tố trong hệ sinh thái, gồm: các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, câu lạc bộ khởi nghiệp và các sở, ngành… nên từ bỏ “cái tôi”, lợi ích của riêng mình để kết hợp, hình thành chuỗi giá trị thị trường cho Huế. Chuỗi giá trị ấy càng có nhiều nguồn lực tham gia càng tốt. Thứ hai, tỉnh và các sở, ngành nên có một cơ chế chính sách đủ mạnh, quyết liệt, thậm chí là “bạo”. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta có đủ trí tuệ để xây dựng được một hệ thống, quy trình kiểm soát được chất lượng và các số liệu của hệ sinh thái. Còn lại, cơ chế chính sách càng bạo, càng tốt.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Return to top