ClockThứ Hai, 22/02/2021 14:53

Trở về với Huế

TTH - Mới đây, ca khúc “Hồi sinh” của nhạc sĩ Lê Tự Minh được sáng tác trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 đã được dịch ra nhiều tiếng trên thế giới. Ít người biết rằng, ông là doanh nhân, nhạc sĩ gốc Huế.

Du lịch Huế trở thành chủ đề hùng biện tiếng Anh của sinh viênMột thành phố sách cho Huế, tại sao không?

Nhạc sĩ - Doanh nhân Lê Tự Minh

Doanh nhân và nhạc sĩ

Sinh năm 1959, doanh nhân Lê Tự Minh, một người con của Huế đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó làm giáo viên ở Học viện Phòng không-Không quân. Năm 1987 ông được Đảng và Nhà nước gửi sang học tại Học viện Quân sự - chính trị mang tên V.I Lenin. Năm 1995, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Liên bang Nga. Ông bắt đầu kinh doanh và thành lập công ty đầu tiên ở Moscow. Từ năm 1996, ông về Việt Nam kinh doanh trên các lĩnh vực thiết bị dầu khí, khí hoá lỏng, tài chính, bất động sản… Ông là cháu của Trung tướng Lê Tự Đồng, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Chính ủy kiêm Bí thư Quân khu ủy Quân khu 4, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Tại Huế, Công ty cổ phần Đầu tư IMG do ông làm Chủ tịch HĐQT đã đầu tư nhiều công trình; trong đó, An Cựu City là công trình được ông dành nhiều tâm huyết với mong muốn góp phần làm cho quê hương Thừa Thiên Huế đẹp hơn.

Ông có nhiều trăn trở với Huế. Ông kể, năm 2005, ông và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Xuân Lý cùng ra thắp hương ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Ông nêu ý tưởng: Để phát triển thì Thừa Thiên Huế phải có một thành phố nữa, thành phố Lăng Cô. Phải nhanh chóng hình thành và phát triển thành phố biển Lăng Cô vì địa hình ở đây rất đẹp, có núi, có sông, có biển. Thành phố nằm giữa 2 sân bay. Đất ở đây còn sơ khai nên khi quy hoạch đô thị sẽ ít bị vướng giải phóng, đền bù, giá đất thấp và sẽ tạo cho tỉnh không chỉ là một thành phố đẹp mà còn có nguồn thu ngân sách lớn từ bất động sản. Tuy nhiên để hình thành đô thị ở đây thì phải có sự quyết tâm của chính quyền. Nếu để quá trình hình thành đô thị tự phát thì sẽ rất lâu. Nếu được thì di dời trung tâm hành chính của tỉnh về Lăng Cô hoặc hình thành ở đây một trung tâm hành chính - kinh tế mạnh. Tức là, sẽ để cho Huế trở thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương, còn Lăng Cô sẽ là thành phố kinh tế. Mô hình này đã được áp dụng rất thành công ở nhiều nước trên thế giới.

Với mong ước này, ông đã tham gia những chương trình khoa học, nghiên cứu các mô hình kinh tế quốc tế. Đồng thời, ông cũng tài trợ cho nhiều nhà khoa học nghiên cứu các chiến lược kinh tế cho Huế…

Bên cạnh một doanh nhân thành đạt góp phần làm giàu cho quê hương, ông còn là một nghệ sĩ có nhiều sáng tác thơ ca và nhạc làm đẹp cho đời. Ông là người đã dịch hàng chục bài hát Nga và các nước khác ra tiếng Việt; trong đó, có ca khúc nổi tiếng “Bonjour Vietnam” (sáng tác bởi Marc Lavoine) với tên gọi “Xin chào Việt Nam”. Ông còn làm rất nhiều thơ. Nhiều ca khúc phổ thơ ông đã được phát trong chương trình “Bài ca đi cùng năm tháng” của Đài Truyền hình Việt Nam…

Những ca khúc hướng về quê hương

Huế luôn ngự trị trong ông nên nhiều bài hát được ông gắn hình ảnh của Huế vào như bài “Bonjour Việt Nam”, “Sóng Hương giang”, “Trở lại nơi đây”…

Ghi nhận những đóng góp của ông, năm 2020, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đón nhận ông vào hội và tiếp đó ông được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Do ông thường xuyên sống, làm việc ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã hỏi ông muốn sinh hoạt ở đâu, ông trả lời ngay: “Cho tôi sinh hoạt ở Huế, vì đó là quê hương”. Ông cho hay: “Được sinh hoạt với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tôi rất vui vì anh em quý trọng nhau và Huế là nơi tôi trở về”.

Năm 2020, ông có khá nhiều ca khúc thành công; trong đó, ca khúc “Hồi sinh” được sáng tác trong thời kỳ dịch bệnh COVID -19 hoành hành trên toàn thế giới đã như một lời động viên, nhắn nhủ mọi người kiên cường và quyết tâm đánh bại đại dịch. Ông chia sẻ: “Khi sự sợ hãi và chết chóc bao trùm thì cuộc sống vẫn phải diễn ra và từ trong đau thương vẫn sáng lên một niềm tin rằng, chúng ta sẽ vượt qua”.

Thông điệp tôi muốn gửi tới mọi người là: Chẳng có dịch bệnh, chết chóc, đau thương nào huỷ diệt được cuộc sống của con người. Cuộc sống sẽ được hồi sinh từ những đống tro tàn, từ những mảnh đất khô cằn và từ những chết chóc của dịch bệnh, chiến tranh khi con người có niềm tin và trách nhiệm”. Ca khúc này sau đó được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và đại tá Phelikc Aranovxki dịch ra tiếng Nga; nghệ sĩ công huân Nga - Tachiana Galovkina hát bằng tiếng Nga, ca sĩ Mỹ - Kyo York hát bằng tiếng Anh và ca sĩ Khánh Linh hát bằng tiếng Việt.

 Một ca khúc khác, “Cùng bước tới vinh quang” vừa được trao giải B của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2020. Ca khúc này được phát nhiều lần trên Đài Truyền hình Việt Nam, với nhiều hình ảnh xúc động: “Cùng đặt tay nơi trái tim/Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam/Cùng bên nhau ta hát lên/Bao yêu thương Việt Nam ơi!”…

 Là một doanh nhân và nhạc sĩ có nhiều đóng góp, ông vẫn giữ phong cách bình dị, khiêm nhường. Đó cũng là bản chất của người lính trong thời bình.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Nhóm nghiên cứu Trịnh Công Sơn

Đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, vào dịp kỷ niệm ngày mất cố nhạc sĩ 1/4 năm nay sẽ ra mắt “Nhóm Nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn” (gọi tắt là Nhóm nghiên cứu Trịnh Công Sơn) tại tư gia của nhạc sĩ (47C Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Thành lập Nhóm nghiên cứu Trịnh Công Sơn
Hồi sinh từ thận hiến

Ca ghép thận đầu tiên năm 2001 đã đưa Bệnh viện (BV) Trung ương Huế vào bản đồ ghép tạng Việt Nam. Đến nay, đơn vị đã phẫu thuật 1.500 trường hợp, đồng nghĩa thắp lên hy vọng tái sinh cho 1.500 con người đang cận kề cửa tử.

Hồi sinh từ thận hiến
Tìm cách “hồi sinh” phố cổ Bao Vinh

Các khu phố cổ ở vùng đất Cố đô được xem là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Trải qua thời gian, những khu phố cổ ấy được các cơ quan chức năng, tổ chức trong và ngoài nước đưa ra nhiều giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, thế nhưng việc triển khai như thế nào vẫn là một bài toán khó.

Tìm cách “hồi sinh” phố cổ Bao Vinh
Lê Brothers và hành trình trở về

“The Return - trở về” là câu chuyện được kể bằng hình ảnh và video vừa được anh em nghệ sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải (Le Brothers) giới thiệu đến công chúng vào chiều 8/1 tại không gian nghệ thuật Manzi (số 2 ngõ Hàng Bún, Q. Ba Đình, Hà Nội).

Lê Brothers và hành trình trở về
“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu

Đặng Mậu Tựu, một họa sĩ tràn đầy năng lượng sáng tạo không biết mệt mỏi. Trở về với quê hương bản quán Bình Định, với nơi chôn nhau cắt rốn, ông mang theo cả một gánh hành trang nặng trĩu trái tim mình trong những câu chuyện của sắc màu. Vẫn phong cách tươi tắn sôi nổi, nhiệt huyết yêu thương của một họa sĩ của xứ dừa Tam Quan nhưng lỡ say mê sông Hương núi Ngự, ngỡ rằng đang ẩn mình trong cõi chiêm bao, hóa ra lại trần thế như một hạt bụi nhân gian vô thường vậy.

“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu
Return to top