Thế giới

Trung Quốc ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực

ClockThứ Hai, 21/03/2022 16:35
TTH.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cấu trúc hợp tác khu vực, đồng thời cũng ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Các thương vụ tăng cao trong tuần đầu tiên thực thi hiệp định RCEPThúc đẩy quan hệ Trung Quốc-ASEAN thông qua đẩy mạnh hợp tác công nghiệpASEAN hợp tác Trung Quốc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vữngCách tận dụng FTA ASEAN – Hàn Quốc từ trải nghiệm của Hàn Quốc, IndonesiaNhà ngoại giao Mỹ bắt đầu chuyến thăm đến 4 nước Đông Nam Á

Trung Quốc ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực. Ảnh minh họa: Fpcindonesia/TTXVN/Vietnam+

Phát biểu trên được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, trong đó bày tỏ sự ủng hộ việc Campuchia giữ chức vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2022 này.

Ông Tập cho biết thêm rằng, Trung Quốc sẵn sàng thực hiện các nỗ lực chung với Campuchia và các quốc gia ASEAN khác để phấn đấu cho sự phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - ASEAN.

Đáp lại, ông Hun Sen cho biết, Campuchia sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của mối quan hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.

Được biết, Trung Quốc và ASEAN đã thiết lập quan hệ đối thoại vào năm 1991. Hai bên đã nâng cấp quan hệ lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 11/2021.

Trong cuộc điện đàm giữa hai vị lãnh đạo, Chủ tịch Tập và Thủ tướng Hun Sen cũng đã có cuộc trao đổi về quan hệ Trung Quốc - Campuchia, cũng như bàn về vấn đề Ukraine.

Theo đó, Trung Quốc và Campuchia nên thúc đẩy hợp tác nhiều hơn, đồng thời kêu gọi các nỗ lực nhằm tăng cường thúc đẩy việc xây dựng những dự án lớn như đường cao tốc, sân bay và đặc khu kinh tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng kêu gọi hai bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tài chính và kinh tế kỹ thuật số.

Với đà phát triển hiện nay, Trung Quốc và Campuchia cần tận dụng hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Trung Quốc - Campuchia, cũng như mở rộng hơn nữa thương mại song phương.

Trong đó, RCEP là một hiệp định thương mại lớn được thiết lập với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác thương mại lớn của khối bao gồm Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. RCEP và FTA Trung Quốc - Campuchia có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết thêm rằng, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng hơn từ Campuchia, giúp nước này nỗ lực phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, cũng như hỗ trợ Campuchia tiếp tục cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.

Về phía mình, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng trong thương mại song phương và tiến độ suôn sẻ trong các dự án hợp tác có quy mô, những minh chứng mà ông gọi là thể hiện tình anh em “sắt son” giữa hai nước.

Vị thủ tướng cũng gửi lời cảm ơn đến Trung Quốc vì đã cung cấp vật tư và vaccine cho Campuchia nhằm hỗ trợ kiểm soát đại dịch và bày tỏ hi vọng rằng hai nước sẽ tăng cường hợp tác song phương trong tiến trình chống lại đại dịch.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về lập trường trung lập và công bằng trong vấn đề ở Ukraine, cùng lúc kêu gọi nỗ lực tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình trong thời gian tới.

Năm tới sẽ đánh dấu kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao hai nước và Campuchia đã sẵn sàng hợp tác sâu rộng với Trung Quốc trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, nông nghiệp, giao lưu, trao đổi giữa nhân dân Campuchia và Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy hợp tác đôi bên.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top