ClockThứ Ba, 27/09/2022 21:32

Trước bão

Tôi viết những dòng này trước bão, và theo cập nhật liên tục của dự báo bão, cơn bão số 4 – bão Noru - có thể đã đổ bộ vào rạng sáng nay (28/9).

Hơn cả lo âu, chính quyền và người dân ở các vùng từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum đã “lên dây cót”, chuẩn bị tinh thần phòng bão và tìm mọi cách có thể để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và cơ sở vật chất, hạ tầng khi cơn bão đổ bộ. Không ai có thể thờ ơ trước sự tàn phá có thể mà Noru – cơn bão được đánh giá tương đương với cơn bão số 6 (bão Xangsane) đổ bộ vào miền Trung tháng 10/2006.

Suốt mấy ngày qua, nhiều cuộc họp đã được hủy, hoãn để chính quyền các địa phương tập trung lo phòng bão cho người dân. Học sinh được nghỉ học. Tàu thuyền được kêu gọi quay về nơi tránh trú. Nhà cửa và các công trình đang thi công dang dở được chằng chéo, gia cố. Người dân ở các vùng dự kiến bị ảnh hưởng trực tiếp đã được sơ tán đến nơi an toàn. Lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết đã được các địa phương có bão lên phương án chuẩn bị từ sớm và được chuyển đến tay bà con…

7 giờ sáng hôm qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc họp trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão cũng như 88 quận, huyện, thị và 1.155 xã, phường, thị trấn trong khu vực này. Rà soát lại công tác phòng, chống bão; cảnh giác cao với hoàn lưu của bão và ảnh hưởng của nó trong việc gây ra sạt núi, lở đất… là tinh thần của Thủ tướng Chính phủ ở cuộc họp này. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cùng đoàn công tác đã kiểm tra tình hình phòng chống tại một số địa phương, nơi dự kiến là vùng tác động trực tiếp của bão Noru. Một không khí khẩn trương để ứng phó theo từng cấp độ rủi ro của bão đã được 8 tỉnh, thành phố chuẩn bị sẵn sàng.

Tại Thừa Thiên Huế, người dân các cùng thấp trũng cũng đã chủ động thu hoạch rau màu, gia cố lồng, bè và các ao, hồ nuôi thủy sản ven biển, ven sông và đầm phá; đảm bảo an toàn cho các khu nuôi trồng thủy sản. Dù đã mang tâm thế sẵn sàng ứng phó, nhưng hồi hộp, lo lắng tăng tỷ lệ thuận với thời gian dự kiến mà cơn bão đổ bộ, nhưng người dân trên địa bàn vẫn khá yên tâm trước sự khẩn trương, tích cực và tinh thần sẵn sàng hỗ trợ của các cấp chính quyền và lực lượng xung yếu.

Không ai có thể nói trước một cách cụ thể về sự tàn phá và khốc liệt của thiên tai bão tố. Cũng không có bài học kinh nghiệm nào giống bài học kinh nghiệm nào. Điều chúng ta có thể là làm thế nào bảo đảm được an toàn tính mạng (của gia đình, cộng đồng và người dân) theo tinh thần “người còn thì của còn”, khi mà theo một chuyên gia dự báo bão, đây sẽ là một cơn bão lịch sử về sức mạnh, về cấp độ lớn nhất từng đổ bộ vào đất liền của Việt Nam.

Lê An Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thành tái định cư trước khi thu hồi đất

Mới đây, Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có nội dung quan trọng được mọi người, mọi nhà quan tâm là những trường hợp có đất bị thu hồi phải được xem xét hoàn thành bố trí tái định cư (TĐC) trước. Quy định này sẽ tháo gỡ nhiều điểm “nghẽn” trong giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện các dự án (DA) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Hoàn thành tái định cư trước khi thu hồi đất
Động đất và bão gây thiệt hại bảo hiểm 95 tỷ USD vào năm 2023

Hãng tin CNA dẫn thông tin từ công ty tái bảo hiểm Munich Re cho biết, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như bão ở Mỹ và nhiều thảm hoạ thiên nhiên khác đã gây ra thiệt hại về chi phí bảo hiểm ước tính lên đến 95 tỷ USD vào năm 2023. Tuy có giảm so với các năm trước, song vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn.

Động đất và bão gây thiệt hại bảo hiểm 95 tỷ USD vào năm 2023
Return to top