ClockThứ Hai, 16/04/2012 21:50

Truyền thống, ấn tượng và đầy nhân văn

Festival Huế 2012 diễn ra, cả tỉnh rộn ràng sôi động náo nức trong không khí lễ hội. Các chương trình chính, như: lễ khai mạc, lễ Tế Giao, lễ hội Áo dài, Đêm Hoàng cung, Đêm Phương Đông, Âm vang hào khí Việt, lễ hội đường phố và lễ bế mạc thực sự đã để lại ấn tượng cho vạn công chúng và du khách thập phương. Cùng các lễ hội chính còn phải kể đến sự “tương tác” từ những sân khấu cộng đồng với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc đã mở rộng không gian lễ hội đã làm thỏa sức cho người xem.

Những địa chỉ quen thuộc như Đại Nội, biệt cung An Định, Công viên Thương Bạc, Công viên 3-2, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Cầu ngói Thanh Toàn, Phước Tích Phong Điền... còn được tổ chức thành các trung tâm lễ hội, với những buổi quảng diễn nghệ thuật suốt ngày đêm, hoành tráng, sôi động. Ấn tượng tại Đại Nội- Huế, các đêm Phương Đông diễn ra trước Điện Thái Hòa với những dàn nghệ sĩ, người mẫu đến từ các nước Campuchia, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đã phô diễn các y phục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tạo cho khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hay Đêm Hoàng cung tái hiện vẻ đẹp lung linh của Cung đình Huế về đêm với các nội dung như triển lãm “Ký ức Huế xưa qua cổ vật”; chương trình sân khấu hóa “Ký ức cung nữ” với các hoạt động gần gũi với đời sống thường nhật của người dân như thêu, làm thơ, viết chữ, may vá…; nghệ thuật sắp đặt “Mặt nạ tuồng”; hoạt cảnh “Công chúa về dinh” thực sự đã mang đến cho hàng vạn công chúng và du khách thập phương thưởng thức nhiều nét văn hóa đặc sắc cung đình, một sản phẩm văn hóa giàu bản sắc của vùng đất Cố đô...
 

Âm nhạc Trịnh "Chút thiên thu còn lại" diễn ra hàng đêm của Festival Huế 2012
đã thu hút đông đảo công chúng Huế và du khách thập phương

 
Festival Huế 2012 đã có trên 65 đoàn, nhóm nghệ thuật đa sắc màu văn hóa đến từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổ của 5 châu lục và Việt Nam đã trình diễn các chương trình nghệ thuật, các hoạt động văn hóa đặc sắc, ấn tượng đã thu hút trên 2 triệu lượt khách; hơn 180 nghìn du lịch đến Huế và lưu trú ở các khách sạn, nhà hàng; công suất buồng phòng đạt hơn 81%. Trong đó, có hơn 80 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 62% so với cùng kỳ 2011; đồng thời tăng hơn 54% so với Festival Huế 2010 và khách quốc tế lại tăng gấp 3 lần so với Festival Huế 2010. Trong 10 ngày qua, số lượng khách tham quan các di tích Huế đạt 79.626, trong đó, có 38.874 khách quốc tế.
Festival Huế lần này còn mở ra  nhiều hoạt động hưởng ứng như  triển lãm, hội đàm, hội thảo, hội thi...đến chương trình lưu diễn của các đoàn nghệ thuật về địa phương vùng cao vùng xa như Nam Đông A Lưới, Phú Lộc... thu hút sự tham gia của người dân từ thành thị cho đến các miền quê. Một "Chợ quê ngày hội" ở Cầu Ngói Thanh Toàn đã tạo lễ hội mang đậm chất văn hóa đồng quê miền Trung đến “Hương xưa làng Cổ” (Phong Điền) nằm cách trung tâm TP Huế gần 60 km về phía bắc một lần nữa mang lại cảm giác gần gũi và thú vị của làng quê thanh bình. Những ngày qua, tại đây không khí làng quê trở nên rộn ràng với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Hội đu tiên với sự tham gia của nhiều tay đu có tên tuổi đã cống hiến cho người xem nhiều pha diễn đẹp mắt. Hội đánh cờ chòi truyền thống, chơi các trò chơi dân gian... Anh Nguyễn Văn Trung đến từ TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) đã xa Huế hơn 10 năm thổ lộ "Tôi ấn tượng những trò chơi dân gian ở đây. Nhìn các chị lấm lem bên nồi cơm bếp củi và khéo léo trong từng chiếc bánh cổ truyền thật thú vị". Cũng tại đây, nhiều bạn trẻ còn được tham quan những ngôi nhà rường cổ hàng trăm năm và cùng các nghệ nhân của làng gốm cổ Phước Tích làm gốm...
 
Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2012 nhận định: Festival Huế 2012 thực sự diễn ra có quy mô hoành tráng, chất lượng cao, tính cộng đồng rõ nét và chuyên nghiệp hơn hẳn so với các kỳ Festival trước, thể hiện  tiêu chí “Truyền thống, hiện đại, hoành tráng, ấn tượng, an toàn và đầy tính nhân văn. Cũng theo ông, Festival Huế bây giờ không chỉ mang tầm văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam mà đã mang tầm quốc tế, “đưa thương hiệu” Huế bay xa trên thế giới...
 
Đã có gần 700 phóng viên của 124 cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đến tham dự và đưa tin về Festival Huế. Số lượng tin bài viết về các hoạt động trong thời gian diễn ra Fstival là gần 1230 bài, thống kê tìm kiếm trên google về “Festival Huế 2012” có 4.620 nghìn nội dung tin bài.
 
 
 Minh Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top