ClockThứ Ba, 02/08/2022 14:00

Tự tin trong thanh toán không dùng tiền mặt - Bài 2: Lực đẩy từ nền hành chính công

TTH - Không chỉ làm thay đổi thói quen thanh toán của người tiêu dùng, hay chiến lược kinh doanh của các DN, hoạt động TTKDTM còn tạo lực đẩy trong chuyển đổi số, thúc đẩy nền hành chính công hiện đại, văn minh.

Tự tin trong thanh toán không dùng tiền mặt - Bài 1: Cú hích từ thói quen tiêu dùng

Các hoạt động thanh toán qua ngân hàng điện tử ngày càng phổ biến

Dịch vụ công làm trụ đỡ

Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, một trong những thành công lớn nhất tại Thừa Thiên Huế sau hơn 2 năm thực hiện chiến lược TTKDTM chính là dấu ấn trong TTKDTM đối với dịch vụ công. Và đây cũng được xác định sẽ là động lực thúc đẩy TTKDTM một cách bền vững.

Khi hiện nay, TTKDTM đối với thu dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội đã trở nên phổ biến. Năm 2021, dịch vụ thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng đạt tổng giá trị thanh toán 1.530 tỷ đồng, tăng 9%; dịch vụ thanh toán tiền nước cũng tăng 7% so với năm 2020. Với dịch vụ chi trả an sinh xã hội, tổng giá trị chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng đạt 314 tỷ đồng; dịch vụ thanh toán tiền viện phí đạt 98 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2020.

Thông tin từ Kho bạc Nhà nước tỉnh, đơn vị đã phối hợp với 5 ngân hàng thương mại (NHTM) mở tài khoản chuyên thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên 10 địa bàn thu NSNN của thành phố Huế, thị xã và các huyện. Phối hợp với các NHTM tổ chức thu NSNN qua POS tại Kho bạc Nhà nước thành phố Huế và thị xã Hương Thủy. Các NHTM cũng triển khai gói sản phẩm hỗ trợ thu thuế như: PVTax, dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử 24/7. Đến cuối năm 2021, riêng thu thuế qua ngân hàng đã đạt 13.061 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020.

Điều đáng ghi nhận chính là các NHTM đã phối hợp các đơn vị tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM tại Trung tâm Hành chính công. Trong đó, một số dịch vụ đã được tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Theo đại diện VietinBank Thừa Thiên Huế, từ năm 2020, Vietinbank đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Cổng dịch vụ công tỉnh để triển khai các giải pháp thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt như triển khai Kiostbanking, POS, quầy thu hộ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố. Trong năm 2021, đơn vị đã triển khai TTKDTM trong thu phí, lệ phí tại các trung tâm hành chính công.

Nhận định về những kết quả trong hơn 2 năm thực hiện đề án phát triển TTKDTM, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định "cái được" lớn nhất đó là việc triển khai được thanh toán các dịch vụ công như nộp thuế, điện, nước, học phí, viện phí... qua ngân hàng. Điều này đã giúp hạn chế một khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền như chi phí in ấn, kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và hủy bỏ tiền cũ, rách. Ngoài ra, thúc đẩy TTKDTM trong dịch vụ công còn đem lại nhiều lợi ích cho các bên, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho người dân, DN, góp phần vào kết quả cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong nội bộ các ngành.

Nhập cuộc và hơn thế

Với những kết quả đạt được trong thực hiện đề án “Thúc đẩy hoạt động TTKDTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025”, mới đây, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch triển khai đề án thúc đẩy hoạt động TTKDTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 – 2025 với những chỉ tiêu cụ thể hơn. Theo đó, phấn đấu từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM đạt 20-25%/năm; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng trưởng bình quân 50- 80%/năm về số lượng và 80-100%/năm về giá trị giao dịch; giao dịch qua kênh internet tăng trưởng bình quân 35-40%/năm về số lượng và giá trị giao dịch. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt 50%.

Để thực hiện điều này, các NHTM đã đẩy mạnh mở rộng thị trường, nhất là mở rộng hệ thống phòng giao dịch về các vùng nông thôn. Hiện trên toàn tỉnh có 26 chi nhánh NHTM, 1 chi nhánh NHCSXH, 1 NH Phát Triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị, 7 QTDND, 11 chi nhánh loại 2 thuộc Agribank Thừa Thiên Huế, 94 phòng giao dịch, 141 điểm giao dịch tại xã, phường của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, 1.095 điểm giới thiệu dịch vụ của 11 công ty tài chính tiêu dùng đang hoạt động. Các đơn vị này được phân bố đều khắp ở các huyện, thị, thành phố tạo thuận lợi cho giao dịch của người dân và DN.

Nhiều hình thức đăng ký tài khoản trực tuyến, dịch vụ mở tài khoản trực tuyến xác thực bằng eKYC được triển khai không chỉ đảm bảo yếu tố nhanh, an toàn mà phương thức mở tài khoản này còn có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Các ngân hàng cũng áp dụng miễn phí toàn bộ phí duy trì và giao dịch trên kênh ngân hàng số. Đây được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú hích trong việc thúc đẩy TTKDTM.

Các NHTM cũng tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán, hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

Cùng với các ngân hàng, các công ty tài chính, viễn thông cũng bắt tay vào cuộc chạy đua thúc đẩy TTKDTM khi Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định chấp thuận triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán (Mobile Money) cho 2 nhà mạng MobiFone và VinaPhone. Đây được đánh giá là bước đi tiếp theo góp phần thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Tăng tỷ lệ chi trả các khoản an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Các ngân hàng áp dụng chính sách ưu đãi về chi phí dịch vụ thanh toán theo hình thức không dùng tiền mặt đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đến các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn và chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nhằm đẩy mạnh chi trả an sinh xã hội theo hình thức không dùng tiền mặt trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Tăng tỷ lệ chi trả các khoản an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Trao thư viện tóc cho bệnh nhân ung thư

Chiều 16/1, Phòng Công tác xã hội - Chăm sóc khách hàng, Ban nữ công, Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức chương trình trao thư viện tóc cho bệnh nhân ung thư.

Trao thư viện tóc cho bệnh nhân ung thư
Thừa Thiên Huế là đơn vị thứ 2 toàn quốc áp dụng thí điểm TCVN ISO 18091:2020 cho chính quyền địa phương

Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai áp dụng thí điểm Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 18091:2020 đối với UBND các huyện, thị xã và TP. Huế năm 2023. Thừa Thiên Huế và thành phố Hải Phòng là 2 địa phương đầu tiên trên toàn quốc áp dụng thí điểm tiêu chuẩn này.

Thừa Thiên Huế là đơn vị thứ 2 toàn quốc áp dụng thí điểm TCVN ISO 18091 2020 cho chính quyền địa phương

TIN MỚI

Return to top