ClockThứ Tư, 09/11/2022 15:29

Ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp

TTH - Qua thí điểm trong hai vụ lúa năm 2022, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh đã sản xuất thành công phân bón hữu cơ (PBHC) từ phụ phẩm nông nghiệp.

Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) An Lỗ (Phong Điền) là một trong những đơn vị tiên phong trong sản xuất lúa hữu cơ (LHC). Dù bước đầu gặp một số khó khăn nhất định, nhưng trồng LHC được xác định là hướng đi phù hợp, tất yếu đối với HTX nói riêng và chủ trương của tỉnh nói chung.

Ông Nguyễn Ba, Giám đốc HTXNN An Lỗ chia sẻ, muốn trồng LHC, hay sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung, ngoài các yếu tố giống, ứng dụng mạ khay, máy gieo cấy, quản lý cỏ dại, sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học thì điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải sử dụng hoàn toàn PBHC. Sản xuất LHC cũng hoàn toàn không sử dụng phân hóa học, thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh.

Chủ trương của HTXNN An Lỗ nói riêng và tỉnh nói chung đang hướng đến mô hình “nông nghiệp xanh”, hữu cơ, an toàn đòi hỏi một lượng PBHC khá lớn. Trong khi đó, chất lượng và số lượng PBHC tại chỗ, trong dân còn khan hiếm, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Điều này buộc người dân, các HTX phải mua từ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất PBHC với giá cao làm tăng chi phí sản xuất.

Từ nhu cầu thực tiễn, năm 2022, TTKN tỉnh xây dựng mô hình ủ PBHC từ phụ phẩm nông nghiệp tại HTXNN An Lỗ với 20 hộ tham gia. Đơn vị phối hợp với nông dân sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ các phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ như rơm rạ, cỏ, rác, thân cây lạc… trộn với phân chuồng, kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để ủ tạo PBHC.

Các hộ tham gia mô hình còn được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ủ PBHC, được hỗ trợ một số vật tư cần thiết. Chỉ trong thời gian 2-3 tháng, mỗi hộ đã sản xuất hơn 2 tấn PBHC có chất lượng đảm bảo, đang được các hộ bảo quản phục vụ sản xuất vụ đông xuân sắp đến.

Ông Nguyễn Ba thông tin, hằng năm HTX cung ứng thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục tấn lúa hữu cơ. Để tạo ra lượng sản phẩm lúa an toàn, chất lượng này, HTX và người dân chủ yếu tận dụng nguồn phân chuồng tại chỗ, sẵn có trong các hộ chăn nuôi. Một phần mua từ các cơ sở sản xuất PBHC không chỉ giá khá cao, chi phí đầu tư tăng mà còn thiếu chủ động trong sản xuất.

Sau khi được tham gia mô hình, người dân tự sản xuất PBHC từ các phụ phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, số lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa tại chỗ. Đây là điều kiện không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trước yêu cầu mới, mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng ruộng, nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Giám đốc TTKN tỉnh, ông Châu Ngọc Phi cho rằng, trong điều kiện giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao thì mô hình ủ thành công PBHC từ việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp đã tiết kiệm, hạn chế tối đa chi phí đầu tư sản xuất. Thực tế cho thấy, trồng LHC không chỉ tiết kiệm chi phí so với mô hình đối chứng thông thường, mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe. Các sản phẩm gạo hữu cơ, trà rau má hữu cơ… của nhiều HTX như An Lỗ, Phú Hồ, Quảng Thọ 2… đạt tiêu chuẩn OCOP.

Thành công của mô hình ủ PBHC còn góp phần phục vụ sản xuất các loại nông sản hữu cơ khác như rau màu, củ quả… đang được các địa phương quan tâm trong tiến trình hướng đến nền “nông nghiệp xanh”, tuần hoàn, không chất thải, bảo vệ môi trường đồng ruộng, khu dân cư. Đồng thời, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Đình Đức thông tin, trong tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh đang hướng đến nền “nông nghiệp xanh”, bền vững và hiệu quả bằng các mô hình hữu cơ, an toàn sinh học, VietGAP. Vì vậy, ngành nông nghiệp đang tích cực hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị liên quan, các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất PBHC nhằm đáp ứng nhu cầu nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó

Trên lý thuyết thì trồng lúa hữu cơ (LHC) nghe có vẻ dễ, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì muôn vàn khó khăn.

Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó
Return to top