ClockThứ Ba, 29/03/2022 20:00

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ương, nuôi cá tầm theo chuỗi giá trị

TTH.VN - Chiều 29/3, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình Nông thôn miền núi ủy quyền địa phương đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình ương, nuôi cá tầm theo chuỗi giá trị tại các xã vùng núi của tỉnh" do Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì thực hiện.

Hỗ trợ ứng dụng KHCN cho miền núiTạo mô hình sinh kế bền vững cho ngư dân vùng đầm phá Tam Giang-Cầu HaiXét chọn 9 đề tài, công trình để tặng Giải thưởng Cố đô về khoa học công nghệNghiên cứu khoa học và thực tiễn di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh

Ông Châu Ngọc Phi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chủ nhiệm dự án thuyết minh dự án tại hội nghị 

Ở Thừa Thiên Huế, cá tầm được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đưa vào nuôi thử nghiệm đầu tiên tại A Lưới năm 2019.

Để phát triển nuôi cá tầm bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho người dân tại các xã miền núi của tỉnh cần nghiên cứu để đánh giá về tiềm năng phát triển và hoàn thiện quy trình kỹ thuật ương nuôi cá tầm phù hợp với điều kiện tại tỉnh.

Ông Châu Ngọc Phi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh - chủ nhiệm dự án thuyết minh, dự án KHCN này nhằm đánh giá tiềm năng nuôi cá tầm tại các xã vùng núi của tỉnh; tiếp nhận và ứng dụng thành công 2 quy trình công nghệ về ương và nuôi cá tầm thương phẩm; xây dựng 3 mô hình ương, nuôi cá tầm phù hợp với điều kiện tại tỉnh; tạo lập được chuỗi giá trị từ ương, nuôi sản phẩm đặc trưng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; đào tạo 6 kỹ thuật viên và tập huấn cho 180 lượt người dân.

Đại diện thành viên phản biện Hội đồng KHCN góp ý, đơn vị chủ trì dự án cần xác định rõ tên loài cá tầm ương, nuôi để đưa vào thuyết minh dự án, vì cá tầm hiện có trên 20 loài và luận giải vì sao chọn loài này, cũng như vì sao chọn nuôi ở A Lưới, Nam Đông. Hội đồng còn đề xuất nên có những đánh giá về điều kiện FCA (giao cho người vận tải), năng suất, thị trường cá tầm để thực hiện chuỗi giá trị thương phẩm. Dựa trên kết quả mô hình nuôi thử nghiệm cá tầm ở A Lưới từ năm 2019 và 2020, cần phân tích, lý giải vì sao cần chuyển giao, ứng dụng công nghệ KHCN vào nuôi cá tầm và mô tả cụ thể đặc điểm, quy trình của công nghệ ứng dụng...

Tin, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ trưởng, phó trưởng phòng cấp huyện

Chiều 9/1, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ trưởng, phó trưởng phòng UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh" do Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh chủ trì thực hiện.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ trưởng, phó trưởng phòng cấp huyện
Xây dựng hệ thống quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Chiều 28/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế" do Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh chủ trì thực hiện.

Xây dựng hệ thống quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

TIN MỚI

Return to top