ClockThứ Hai, 02/04/2012 19:00

Vẫn háo hức

Điều dễ thấy là các lễ hội, các hoạt động chính cũng như nhiều hoạt động văn hoá cộng đồng tại Festial Huế đều diễn ra trên địa bàn TP, nên khi chứng kiến quá trình chuẩn bị của các đơn vị chức năng, người dân Huế càng nóng lòng chờ ngày khai hội. Bà Trần Thị Gái, phường Thuận Hòa (Huế) cho rằng: “Các kỳ festival trước luôn có nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn nên trông chờ festival diễn ra là lẽ đương nhiên. Hơn nữa, festival có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc mà lại không mất tiền nên không lý do gì mà không đi”. Đây quả thật là suy nghĩ chung của nhiều người dân Huế, bởi qua các kỳ festival trước, ngoài các chương trình nghệ thuật phải mua vé, có rất nhiều hoạt động diễn ra ngoài trời, trong đó có những chương trình đầu tư rất hoành tráng, công phu mà người dân Huế cũng như người dân trong tỉnh và du khách có dịp thưởng thức miễn phí. Tính đến bây giờ, chủ nhân TP Huế đã đón 10 kỳ festival do tỉnh và TP tổ chức. Dù vậy, với mọi người, mỗi kỳ Festival đều có những điều mới lạ. Festival cũng góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và con người xứ Huế. Giờ đây nói đến Huế, nhiều người không chỉ nhớ đến một Huế đẹp có “núi Ngự bên bờ sông Hương”, có hai di sản văn hoá vật thể và phi vật thể… mà còn có những Festival với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc. Một người bạn của tôi cho hay, theo kế hoạch, bạn sẽ đi du lịch vào đầu tháng 4 nhưng vì Festival nên đành hoãn lại. Lý do mà bạn tôi đưa ra, khách du lịch ở xa người ta còn tìm đến Huế trong những dịp Festival, huống gì mình là “người nhà” lại rời Huế trong những dịp như thế này. Trong suy nghĩ của nhiều người dân Huế, cũng nhờ có Festival mà bộ mặt TP khang trang, sạch đẹp hơn. 


Festival được tổ chức tạo cơ hội cho các tiểu thương buôn bán

Trông đợi vào Festival nhất có lẽ là những người kinh doanh buôn bán. Chị Nguyễn Thị Thu Hương, chủ một quán ăn ở Vỹ Dạ tin tưởng: “Festival được tổ chức chắc chắn khách du lịch đến Huế nhiều hơn và việc buôn bán sẽ hiệu quả hơn”. Dạo quanh các chợ và lắng nghe ý kiến của một số tiểu thương, chúng tôi đều nhận được câu trả lời như vậy. Một điều đáng ghi nhận là, để khách du lịch không bị ép giá và các tiểu thương có thái độ giao tiếp lịch thiệp với khách, mới đây, Sở Công thương phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức buổi tọa đàm, tuyên truyền đến tiểu thương các chợ Đông Ba, An Cựu. Chị Nguyễn Khoa Hoài Hương, Trưởng BQL chợ Đông Ba cho biết thêm, chợ Đông Ba tồn tại chủ yếu nhờ vào lượng khách du lịch cho nên việc đưa ra giá cả hợp lý và thái độ ứng xử lịch thiệp đối với du khách rất quan trọng. Vì vậy, trong mô hình xây dựng chợ văn minh và trong những dịp như thế, BQL chợ đều tuyên truyền cho các tiểu thương hiểu được những điều đó. Cũng theo chị Nguyễn Khoa Hoài Hương, ngay trước ngày khai mạc Festival Huế 2012, chợ sẽ tổ chức một chương trình giao lưu văn nghệ và duyên dáng áo dài. Qua đó, BQL chợ sẽ vận động các chị tiểu thương mang trang phục áo dài trong những ngày festival diễn ra.  

Trông chờ ngày khai hội Festival Huế 2012 đối với những chủ nhân Huế là lẽ tất nhiên. Song rõ ràng, người dân Huế cũng cần thấy được trách nhiệm đối với các hoạt động của lễ hội cũng như thái độ ứng xử lịch thiệp, nhiệt thành với mọi người. Trong kinh doanh buôn bán, cần giữ vững chữ “tín”, không nên tăng giá, ép giá vô lý tạo ấn tượng không tốt về lâu dài đối với du khách. Việc trang trí, vệ sinh sạch đẹp nhà cửa, nhất là đối với những ngôi nhà nằm ở trung tâm TP, các khu vực tổ chức lễ hội cũng là một việc làm ý nghĩa thể hiện sự trân trọng với sự kiện văn hoá lớn như thế này. Ngoài ra, theo chúng tôi, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP và chính quyền các phường thuộc TP cũng cần tuyên truyền vận động cán bộ, người dân ăn mặc đẹp hơn, riêng đối với phụ nữ cần mang trang phục áo dài trong những ngày diễn ra lễ hội. Thực hiện những điều này rất đơn giản nhưng chắc chắn sẽ tạo nên thiện cảm đối với du khách, đồng thời góp phần vào thành công chung của Festival Huế.
 
Dương Đan Thanh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top