ClockThứ Tư, 17/08/2022 11:04

Việt Nam có 4 biến thể phụ Omicron

Trong 7 ngày qua cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, đỉnh điểm là ngày 16/8 với số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng. VN cũng đã ghi nhận các biến thể phụ mới của Omicron.

Số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu bám sát tình hình dịchCDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mớiTiến độ nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 "Made in Vietnam"Thủ đô của Ấn Độ tái áp đặt quy định đeo khẩu trang phòng COVID-19

Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nặng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, có xu hướng gia tăng trở lại.

Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh.

Hàng loạt biến thể phụ lây lan nhanh

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngày đỉnh điểm nhất là ngày 16/8 với số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua. Cùng đó, số bệnh nhân nặng cũng gia tăng theo, hiện trung bình khoảng 100 trường hợp đang điều trị.

Tại các tỉnh phía Nam, biến thể phụ BA.4, BA.5 đã bắt đầu chiếm ưu thế. Biến thể này đã ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre... và một số tỉnh, thành khác ở phía Bắc như Hải Dương, Thái Bình, Cao Bằng và Nghệ An...

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua khảo sát tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh trong tuần cuối tháng Bảy cho thấy số ca nhiễm biến thể BA.5 chiếm ưu thế với 80% tổng số ca bệnh. Các biến thể khác như BA.2, BA.4, BA.2.12.1 chiếm tỷ lệ nhỏ.

Theo các chuyên gia, cùng với biến thể BA.1, hiện nay biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần chiếm tỷ trọng cao. Theo y văn thế giới, BA.4, BA.5 đều có khả năng lẩn tránh miễn dịch. Việc tăng tỷ lệ nhiễm BA.2.12.1, BA.4 và BA.5 đi kèm với tăng mắc mới. Ở một số quốc gia, sự gia tăng ca bệnh cũng dẫn đến sự gia tăng số ca nhập viện, ca bệnh trong tình trạng nặng phải hồi sức và tử vong.

Mới đây nhất, Cục Y tế Dự phòng cho biết biến thể BA.2.75 cũng đã xâm nhập vào Việt Nam. Biến thể BA.2.75 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng Năm và từ đó đã lan rộng ra 16 quốc gia. Các nhà nghiên cứu quốc tế cũng cho biết dòng phụ mới này của Omicron có nhiều đột biến hơn BA.5, do đó, mức độ né tránh vaccine cũng sẽ cao hơn.

42 triệu người có hộ chiếu vaccine

Thống kê cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế, dù số ca mắc COVID-19 mới có tăng trong tuần vừa qua, (trung bình khoảng 2.000 ca/ngày) nhưng hiện cơ bản gần như cả nước đã là vùng xanh.

Cụ thể, trong số trên 10.600 xã phường toàn quốc đánh giá cấp độ dịch thì đã có đến 9.622 xã, phường (tương đương 90,7%) là vùng xanh, 831 xã, phường là vùng vàng (tương đương 7,8%); số xã vùng cam, đỏ hiện chỉ chiếm 1,5% - tương đương 151 xã phường.

Đáng chú ý, hiện toàn quốc có tới 53 tỉnh thành có 100% xã phường thuộc vùng xanh (nguy cơ dịch thấp).

Theo Cục Công nghệ thông tin, sau gần 4 tháng triển khai ký xác nhận hộ chiếu vaccine, đến nay cả nước có khoảng 42 triệu người có hộ chiếu này. Theo đánh giá, tiến độ cấp hộ chiếu vaccine không như kỳ vọng ban đầu.

Về nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng do thông tin của người dân khai báo khi đi tiêm trước đây không chính xác, đặc biệt là trong các khoảng thời gian đỉnh điểm, dịch bùng phát tại nhiều tỉnh thành trên cả nước dẫn tới việc khi kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối sánh thông tin, nếu sai sẽ không thực hiện được. Vì vậy, nhân viên y tế phải phối hợp với tổ công tác đề án 06 và công an địa phương thực hiện xác minh lại rất khó khăn.

Ngoài ra, một số địa phương còn chậm trễ ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai cấp hộ chiếu vaccine theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Trên toàn cầu, vẫn còn nhiều người dân thuộc nhóm nguy cơ cao nhất chưa được tiêm phòng vaccine và dẫn đến tử vong. Điều quan trọng là các nước phải duy trì động lực tiêm vaccine trong cộng đồng như ở giai đoạn dịch bệnh bùng phát dữ dội.

Do vậy, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu
Return to top