Thế giới

Việt Nam kêu gọi nỗ lực toàn cầu thúc đẩy phát triển bền vững

ClockThứ Tư, 05/10/2022 10:32
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân.

Tổng thư ký Guterres chúc mừng 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp QuốcViệt Nam tích cực tham gia hoạt động thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Đại sứ Đặng Hoàng Giang tại phiên thảo luận ngày 4/10. (Ảnh: Vũ Hiếu/Vietnam+)

Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tài chính của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 77 đã nhóm họp trong 2 ngày ngày 3-4/10 và tiến hành phiên thảo luận chung thường niên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban, Đại sứ Lachezara Stoeva, Trưởng Phái đoàn thường trực Bulgaria tại Liên Hiệp Quốc.

Tại đây, Việt Nam kêu gọi triển khai các nỗ lực ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong phiên khai mạc, hầu hết các nước nhận định thế giới đang cùng lúc phải đối mặt với rất nhiều thách thức tác động tiêu cực đến việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) như xung đột, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và năng lượng, các thách thức về kinh tế, tài chính và gánh nặng nợ công.

Trong bối cảnh đó, các nước đều đề cao vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm nguồn lực, tài chính và phương thức thực hiện, tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế trong giải quyết các vấn đề toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, chia sẻ các đánh giá về các thách thức chung mà thế giới đang phải đối mặt và nhấn mạnh để biến cam kết chính trị thành hành động thực chất, các quốc gia cần tăng cường nỗ lực ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Ở cấp độ quốc gia, con người cần được đặt ở trung tâm của mọi chính sách, chiến lược phát triển. Các nước cần ưu tiên xây dựng nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc.

Ở cấp độ khu vực, Đại sứ kêu gọi thúc đẩy gắn kết và hợp tác với các cơ chế ở khu vực và tiểu khu vực trong giải quyết các thách thức và thúc đẩy phát triển bền vững, thông qua chia sẻ bài học, thực tiễn, mô hình và cách làm tốt và phù hợp.

Triển khai ở cấp độ toàn cầu, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh hòa bình, an ninh và ổn định là điều kiện tiên quyết để đưa Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững trở lại đúng quỹ đạo, theo đó Đại sứ kêu gọi chấm dứt xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Đại sứ cho rằng cũng cần đảm bảo tiếp cận tài chính về lâu dài, thu hẹp các khoảng cách trong cấu trúc nợ toàn cầu và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, công nghệ thông tin, đổi mới, khoa học và giáo dục.

Trong quá trình thực hiện này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh cần quan tâm hơn đến các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển không có biển và các nước đảo nhỏ đang phát triển cũng như nhu cầu cụ thể của các nước thu nhập trung bình.

Đại sứ kêu gọi dỡ bỏ ngay lập tức các biện pháp cấm vận đơn phương trái với luật pháp quốc tế và nhấn mạnh cần tiếp tục cải tổ hệ thống Liên Hiệp Quốc, tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, trong đó có hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chia sẻ các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thực hiện SDGs và khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân và đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 để tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của thế giới./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top