ClockThứ Bảy, 18/12/2021 10:20

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 sang Nhật Bản

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trước bối cảnh dịch COVID-19 tại Nhật Bản đã được kiểm soát, các sản phẩm tôm sú cỡ lớn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng thị phần trong thời gian này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nâng chất thêm cho sản phẩm để cạnh tranh mạnh với tôm của Indonesia và Ấn Độ khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu ‘cán đích’ sớmCán cân thương mại đảo chiều, xuất siêu 225 triệu USD trong 11 thángĐẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19Hàng nông, lâm, thủy sản xuất siêu khoảng 3,3 tỷ USD

Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh minh họa: TTXVN

Thị phần thủy sản của Việt Nam tính theo lượng tăng nhẹ từ 7,2% trong 10 tháng năm 2020 lên 7,3% trong 10 tháng năm 2021. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản thường đạt mức cao nhất là vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm thủy sản có trị giá cao để phục vụ ngày Lễ đầu năm mới ở Nhật Bản.

Dẫn số liệu từ cơ quan Hải quan Nhật Bản theo Cục Xuất Nhập khẩu cho thấy, 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật Bản, đạt 111,1 nghìn tấn với trị giá 94,94 tỷ JPY, tương đương 840 triệu USD; tăng 1,1% về lượng nhưng giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng lưu ý, nhập khẩu thủy sản của nước này trong tháng 10/2021 đạt 150,08 nghìn tấn, trị giá 134,5 tỷ JPY, tương đương 1,19 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng, nhưng tăng 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 10 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 1.170 tỷ JPY, tương đương 10,357 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 3,9% về trị giá.

Tháng 10/2021, nhập khẩu hai mặt hàng thủy sản chính vào Nhật Bản là tôm và cá ngừ đều tăng so với tháng 10/2020. Trong khi nhập khẩu mực, bạch tuộc và cua giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản chủ yếu, trong khi nhập khẩu bạch tuộc và cá hồi giảm mạnh.

Cá ngừ là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, đạt 500 nghìn tấn, trị giá 393,1 tỷ JPY, tương đương 3,5 tỷ USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với 10 tháng năm 2020.

Ngoài ra, nhập khẩu tôm đạt 183,1 nghìn tấn, trị giá 206,5 tỷ JPY, tương đương 1,83 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và tăng 6,5% về trị giá. Đặc biệt, trong 10 tháng năm 2021, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản từ thị trường Na Uy và Ấn Độ, giảm mạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường

TIN MỚI

Return to top