ClockThứ Hai, 29/03/2021 14:26

Vốn ủy thác từ ngân sách huyện: Động lực cho sản phẩm chủ lực Nam Đông

TTH - Nhờ triển khai hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, góp phần quan trọng hỗ trợ Nam Đông trong định hình và phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương.

Sản phẩm chủ lựcSản phẩm nông nghiệp chủ lực - vài trao đổiĐẩy mạnh phát triển kinh doanh sản phẩm chủ lực địa phương

Mô hình trồng cam của ông Trương Phước

Nhìn từ cây cam

Khoảng năm 1990, cây cam lần đầu “đặt chân” lên vùng đồi Nam Đông thông qua chương trình khuyến nông với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ chỗ chỉ được trồng tự phát ở vườn nhà, đến nay, thương hiệu cam Nam Đông đã được nhiều người biết đến không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được đưa tiêu thụ tại một số địa phương lân cận.

Thương hiệu cam Nam Đông bắt đầu có những bước chuyển từ năm 2015. Lúc này, địa phương đang đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển cây cam Nam Đông. Cùng với đề án này, UBND huyện Nam Đông đẩy mạnh thực hiện chủ trương đưa nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện sang Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phát triển diện tích trồng cam.

Ông Trương Phước, xã Hương Xuân, huyện Nam Đông là một trong số nhiều hộ tiếp nhận nguồn vốn vay từ nguồn vốn ủy thác của UBND huyện Nam Đông cho Ngân hàng CSXH phục vụ người dân vay vốn mở rộng diện tích trồng cam trong những năm đầu tiên thực hiện đề án trên.

Theo ông Phước, năm 2015, gia đình chỉ trồng 0,5 ha cam với 3 giống chủ yếu là Xã Đoài, Sài Gòn và Vân Du. Năm 2016, từ nguồn vốn vay ủy thác từ ngân sách huyện với số tiền 50 triệu đồng, gia đình mở rộng diện tích lên 1 ha. Hiện hơn một nửa số diện tích trên đã cho thu hoạch, mang lại thu nhập ổn định hơn 200 triệu đồng/năm. Dưới tán cam, gia đình phát triển chăn nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, bò tạo nên nguồn thu nhập ngắn hạn giúp ổn định kinh tế gia đình.

Trên địa bàn huyện Nam Đông có hơn 56 hộ đang vay vốn từ nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện qua Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông để phát triển mô hình trồng cam.

Đến sản phẩm chủ lực

Ông Hoàng Minh Tứ, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông thông tin, nguồn vốn tín dụng chính sách, trong đó có nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách huyện chuyển sang Ngân hàng CSXH là nguồn lực tài chính quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Nguồn vốn này đặc biệt tập trung cho việc định hình và phát triển các sản phẩm chủ lực theo nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND huyện; đề án cho vay trồng cam, chuối, dứa Kaien…

Hiện, toàn huyện Nam Đông đã phát triển được gần 220 ha cam, 199 ha chuối đặc sản và khoảng 50 ha dứa Kaien. Vừa qua, hai sản phẩm là chuối đặc sản và cam Nam Đông được Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Hòa tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Riêng thương hiệu Cam Nam đông được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận “nhãn hiệu tập thể”.

Hàng năm, UBND huyện vẫn bố trí nguồn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng CSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền 500 triệu đồng và nguồn vốn này đã được HĐND huyện đưa vào nghị quyết để thực hiện. Năm 2020, nguồn vốn ngân sách chuyển sang Ngân hàng CSXH cho vay 500 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch giao; lũy kế nguồn ngân sách địa phương đã chuyển sang Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông 2.450 triệu đồng. Năm 2021, dự kiến số vốn ủy thác bổ sung sẽ tăng lên 700 triệu đồng, phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương và hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ông Dương Thanh Phước cho biết, Nam Đông là huyện miền núi, kinh tế còn khó khăn, thu ngân sách hàng năm chưa cân đối được với chi ngân sách. Tuy nhiên, hàng năm, địa phương vẫn ưu tiên một nguồn vốn chuyển sang Ngân hàng CSXH giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất. Nguồn vốn ủy thác trên tập trung hỗ trợ người dân vay vốn xây dựng các mô hình trồng cam và cây có múi, các sản phẩm chủ lực theo định hướng của huyện. Địa phương cũng bắt tay xây dựng và định hình thương hiệu một số sản phẩm chủ lực địa phương, từ đó tạo động lực trong phát triển kinh tế.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Return to top