ClockThứ Sáu, 01/07/2022 14:29

Vừa bệnh nan y, vừa chăm vợ ốm

TTH - “Tôi vẫn nhớ rõ, ngày vợ tôi phát bệnh là ngày 8/4/2011. Kể từ đó, tôi bỏ công ăn việc làm để chăm vợ cho đến giờ”. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Phúc, năm nay đã 64 tuổi, sống tại phường Phường Đúc, TP. Huế.

Ông Nguyễn Phúc bên cạnh người vợ ốm đau

Trước, gia đình ông Phúc tuy không giàu có, nhưng luôn ấm êm và hạnh phúc. Vợ là bà Lê Thị Điếm (65 tuổi) hằng ngày bán bánh canh rong, ông Phúc làm bốc vác kiêm xe thồ, cuộc sống yên ổn sau khi con cái ra riêng. Thế nhưng, cuộc sống của đôi vợ chồng tưởng yên ổn thì bất ngờ bà bị tai biến mạch máu não. Có đồng nào, ông bỏ ra hết để chữa bệnh cho vợ nhưng kết quả là bà vẫn bị bại liệt. Thương vợ, ông dần dần bỏ hết công việc để ở nhà chăm sóc cho vợ, mong một ngày bà sẽ khỏe lại. Đồng tiền tích góp ít ỏi vì vậy không còn, con ông ai cũng nghèo, cũng chật vật chuyện cơm áo gạo tiền, không giúp đỡ gì nhiều cho ba mẹ được.

May mắn thay, câu chuyện về người đàn ông một lòng thương yêu, chăm sóc người vợ bệnh tật của ông được nhiều người biết và cảm động, chia sẻ. Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng vợ chồng ông không chỉ tạm đủ sống mà địa phương còn giúp xây sửa lại nhà cửa tốt hơn, hỗ trợ tiền ăn, tiền thuốc cho vợ chồng sống qua ngày.

Cuộc sống của hai vợ chồng già cứ trôi qua trong tằn tiện. Một thời gian, bà con trong xóm thấy nụ cười dần xuất hiện nhiều hơn trên khuôn mặt ông Phúc khi sức khỏe của bà Điếm ngày một tốt hơn. Nhưng một lần nữa tai họa lại giáng xuống đôi vợ chồng già. Một ngày nọ, ông cảm thấy bị đau vùng sau vai, đi khám ở bệnh viện tuyến dưới thì chỉ bị đau bình thường. Thế nhưng khi cơn đau ngày càng lớn và tần suất cũng nhiều hơn, ông Phúc lo sợ và xin giấy chuyển tuyến lên Bệnh viện Trường đại học Y - Dược Huế. Kết luận của bác sĩ là ông đã mắc phải căn bệnh ung thư phổi cấp độ ba.

Lâu nay, sống nhờ vào tình thương của các mạnh thường quân cũng chỉ đủ để ông duy trì cuộc sống và chăm sóc vợ, bây giờ bản thân phát bệnh khiến gia đình hai vợ chồng già trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Được biết, hiện ông Phúc đã hóa trị lần thứ tư, ngày 30/6 này sẽ là lần thứ năm, nếu hóa trị không đỡ ông sẽ phải chuyển lên bệnh viện Trung ương để tiến hành xạ trị. Ông Phúc chia sẻ: “Mỗi lần hóa trị khổ lắm, thuốc vào đau, không ăn uống gì được. Mà mỗi lần đi tôi đều phải xin phép về trong ngày vì còn chăm sóc bà ấy nữa”.

Từ tạm sống, bây giờ cuộc sống của đôi vợ chồng già rơi vào khó khăn cùng cực, chăm cho bản thân còn khó, ông làm sao chăm bà?

Thương thay cho hoàn cảnh của đôi vợ chồng già, Quỹ Sen xanh Báo Thừa Thiên Huế mong sẽ có các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân quan tâm giúp đỡ.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: ông Nguyễn Phúc 4/16 kiệt 292 đường Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, TP. Huế. Hoặc, Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0914.078 282; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, Thừa Thiên Huế.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bệnh tay chân miệng – các dấu hiệu cảnh báo nặng

Theo thông báo của Bộ Y tế (7/7) cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng; trong đó, đã có 3 trường hợp tử vong. Số mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh.

Bệnh tay chân miệng – các dấu hiệu cảnh báo nặng
Nghiên cứu xác định sâu, bệnh chính gây hại và biện pháp phòng trừ trên cây sen

Chiều 5/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Nghiên cứu xác định một số loại sâu, bệnh chính gây hại và các biện pháp phòng trừ trên cây sen (sen Huế và sen cao sản) tại Thừa Thiên Huế" do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chủ trì.

Nghiên cứu xác định sâu, bệnh chính gây hại và biện pháp phòng trừ trên cây sen
Dị dạng mạch máu não - sự nguy hiểm của bệnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, dị dạng mạch máu não chiếm tỷ lệ chung trong dân số là từ 3 – 5%. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Việc nhận biết các dấu hiệu cùng cách xử lý, phòng, tránh sẽ giúp bạn và người thân tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Dị dạng mạch máu não - sự nguy hiểm của bệnh
Sống khỏe với bệnh đái tháo đường

Ngày Đái tháo đường thế giới năm 2022 có chủ đề: “Tiếp cận chăm sóc bệnh đái tháo đường”. 100 năm sau khi phát hiện ra insulin, hàng triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên khắp thế giới vẫn không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc mà họ cần, trong khi họ cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng.

Sống khỏe với bệnh đái tháo đường

TIN MỚI

Return to top