ClockThứ Tư, 27/01/2021 17:55

Vương triều Nguyễn với những dấu ấn lịch sử và di sản văn hóa

TTH.VN - Ngày 27/1, tại hội trường Sở Văn hóa & Thể thao đã diễn ra tọa đàm khoa học với chủ đề “Vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1840) với những dấu ấn lịch sử và di sản văn hóa”. Buổi tọa đàm do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức.

Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáoTái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu tại buổi tọa đàm

Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 150 năm tồn tại (1802-1945). Vương triều Nguyễn, đặc biệt là giai đoạn vua Gia Long, vua Minh Mạng trị vì đã để lại cho dân tộc những di sản văn hóa vô cùng phong phú và có giá trị đặc biệt. Huế là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa quan trọng.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, những di sản lịch sử và văn hóa do hoàng đế Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung để lại rất lớn. Trong đó, nhiều di sản đã được các thế hệ ngày nay tôn vinh, khai thác và phát huy giá trị hiệu quả trong phạm vi quốc gia, khu vực và trên thế giới, như các bảo vật quốc gia triều Nguyễn, Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc, Mộc bản, Châu bản, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học, nhà sử học, nhà nghiên cứu ghi nhận, tri ân những đóng góp to lớn của các bậc tiền nhân trong lịch sử dân tộc; chia sẻ những nghiên cứu, hiểu biết về giá trị lịch sử của vương triều Nguyễn đã để lại trên nhiều mặt, như: thể chế, tổ chức bộ máy, chế độ quan lại, thi cử, địa giới hành chính; kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, hàm chứa nhiều giá trị nổi bật về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, giáo dục… dưới triều Nguyễn.

Tọa đàm là tiền đề quan trọng để tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về “Vương triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1840)” dự kiến diễn ra vào tháng 6 năm nay.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương

Cán bộ, đảng viên, người dân Phú Vang luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhiệm vụ quân sự quốc phòng, từ đó chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển vững chắc. Để đạt được kết quả đó, có “dấu ấn” và đóng góp không nhỏ của Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện.

“Dấu ấn” và đóng góp trong sự phát triển vững chắc của địa phương
Return to top