ClockThứ Năm, 26/05/2022 17:28
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV:

Xác định rõ vai trò của lực lượng Cảnh sát cơ động

TTH.VN - Trong chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 26/5, Quốc hội tiến hành xem xét, cho ý kiến và dự kiến thông qua dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án Luật quan trọngĐề xuất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hộiThống nhất cao Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh HòaQuyết tâm hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí MinhNgày 24/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nhiều nội dung quan trọng

 Ông Nguyễn Thanh Hải, ĐBQH, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh góp ý tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Dự án Luật kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn, bất cập của Pháp lệnh hiện hành về Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Với tính chất đặc thù và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đòi hỏi phải xây dựng các quy định ở tầm luật để điều chỉnh về hoạt động, tổ chức, trang bị, chế độ, chính sách của CSCĐ. Đây cũng sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng lực lượng CSCĐ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành, thống nhất cao với Dự thảo luật. Ông Nguyễn Thanh Hải, ĐBQH, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh cũng cơ bản thống nhất với nội dung trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và Dự thảo Luật CSCĐ.

Để góp phần hoàn thiện nội dung của dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải cho rằng, về nguyên tắc hoạt động của CSCĐ (được quy định tại Điều 4 của Dự thảo) cần nghiên cứu bổ sung vào 1 khoản, đó là bảo đảm quyền con người, quyền công dân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức.

Theo ĐBQH Nguyễn Thanh Hải, việc bổ sung khoản này vào dự thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, đảm bảo phù hợp với các công ước quốc tế liên quan đến quyền con người.

Tại khoản 5, Điều 4 dự thảo quy định: “Bảo đảm sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương”, ĐBQH Nguyễn Thanh Hải đề nghị ban soạn thảo bổ sung cụm từ “quản lý” để đảm bảo chặt chẽ và thống nhất với khoản 1 Điều này.

Theo đó, ông Hải đề nghị viết lại như sau: “Bảo đảm sự chỉ huy, chỉ đạo, quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương”.

Liên quan đến nhiệm vụ của CSCĐ được quy định tại Điều 9 của dự thảo. Điểm b, khoản 3 quy định: “Giải tán các vụ tập trung đông người gây rối loạn an ninh trật tự”. ĐBQH Nguyễn Thanh Hải góp ý ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm cụm từ “gây nguy hiểm đến an toàn xã hội”. Ông Hải dẫn chứng về dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe toàn xã hội với tốc độ lây lan nhanh. Theo đó, nhiều thời điểm chính quyền phải hạn chế tụ tập động người. Vì vậy, bổ sung thêm cụm từ “gây nguy hiểm đến an toàn xã hội” để quy định của luật được chặt chẽ và thống nhất với các luật liên quan.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải cũng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu lại quy định vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở, của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống khủng bố. Theo ông Hải, quy định này là chưa chặt chẽ.

Về trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh được quy định tại Điều 30 của dự thảo, khoản 1 quy định: “Phối hợp với Bộ Công an quy hoạch quỹ đất phù hợp để xây dựng trụ sở đóng quân, thao trường cho cảnh sát cơ động”, ông Hải góp ý: “Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu lại để đảm bảo thống nhất giữa các quy định của pháp luật. Vì khoản 2, Điều 148 của Luật Đất đai cũng quy định: “Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”.

Được biết, Dự án Luật này cũng được các ĐBQH thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 2. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật CSCĐ gồm 5 chương, 33 điều, trong đó quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với CSCĐ như, kinh phí, cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư trang bị hiện đại, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho các hoạt động của CSCĐ; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với CSCĐ. Dự thảo Luật đã quy định cụ thể 7 quyền hạn của CSCĐ, trong đó kế thừa 5 quy định về quyền hạn tại Pháp lệnh CSCĐ, bổ sung thêm 2 quyền hạn.

Lê Thọ (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG (15/4/1974 - 15/4/2024)
Mài sắc ý chí, gan dạ, dũng cảm

50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cùng với lực lượng công an toàn tỉnh, lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) không ngừng nỗ lực, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; vì sự bình yên cuộc sống của Nhân dân.

Mài sắc ý chí, gan dạ, dũng cảm
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top