ClockThứ Hai, 27/12/2021 16:00

Xây dựng Đảng về đạo đức

Xây dựng Đảng về đạo đức, trước hết các cấp ủy, tổ chức Đảng phải đề cao nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên; nhất là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý phải là lực lượng chuyển biến tích cực, đi đầu.

Thời gian qua, việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên. Một số suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Một số cán bộ cao cấp vi phạm pháp luật như: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phải ra hầu tòa vì tội làm lộ bí mật quốc gia, vì lợi ích cá nhân làm thiệt hại tiền của Nhà nước; hay 3 đời chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sai lầm trong quản lý quy hoạch dẫn đến vi phạm pháp luật. Một số tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang cũng bị kỷ luật do tư lợi; có vị tướng bị khai trừ ra khỏi Đảng và bị tước quân tịch.

Ở TP. Hồ Chí Minh, một phó bí thư thường trực Thành ủy và một số phó chủ tịch UBND thành phố sai phạm nghiêm trọng, vi phạm pháp luật trong quá trình điều hành, giải quyết công việc, bị khởi tố và phải ra hầu tòa… Đây là một mất mát quá lớn về đội ngũ cán bộ đã qua thử thách, được Đảng rèn giũa, giáo dục.

Nguyên nhân của các sai phạm mà một số cán bộ phải trả giá, phải bị kỷ luật do không tuân thủ nguyên tắc của Đảng; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm; chưa nêu cao ý thức trách nhiệm trước tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân. Thực hiện quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên còn coi nhẹ; phê bình và tự phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi.

Vì vậy, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải làm kiên quyết, bền bỉ, thường xuyên và liên tục.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tổ chức ngày 9/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện; củng cố tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN trong bối cảnh mới đang đòi hỏi Đảng phải tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh trí tuệ, thực sự là đạo đức, là văn minh”. Tổng Bí thư cho rằng, “phải nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, đủ sức để lãnh đạo, xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn…”.

Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên phải có chuyển biến tích cực, nhất là các cấp ủy Đảng nêu cao vài trò tiền phong, gương mẫu. Do đó, phải tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên.

Công tác xây dựng Đảng về đạo đức góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiền phong gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng; đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Đồng thời, biểu dương kịp thời những điển hình tiên tiến, những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống giản dị, gần dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân thông qua các cơ quan dân cử như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Trên cơ sở đó, cán bộ, đảng viên rèn luyện đạo đức, lối sống, nhất là cán bộ chủ chốt.

“Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định, từ trên xuống dưới đều phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng phá hoại. Phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, làm thường xuyên, liên tục, làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hàng ngày”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh như vậy khi kết thúc Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tổ chức ngày 9/12/2021.

Nguyễn Công Hữu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Góp phần xây dựng cổng trường an toàn

Hình ảnh nhiều phụ nữ, đoàn viên thanh niên, cựu chiến binh tổ chức kẻ vẽ nơi đậu xe cho phụ huynh trước các cổng trường được nhiều người tấm tắc khen. Dù chỉ là những việc làm nhỏ, nhưng góp phần làm cho cổng trường thực sự là nơi an toàn đối với học sinh.

Góp phần xây dựng cổng trường an toàn
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

TIN MỚI

Return to top