ClockThứ Sáu, 12/08/2022 16:27

Xây dựng môi trường văn hóa, dân chủ trong trường học

TTH.VN - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức ngày 12/8.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022Tuyên dương 435 học sinh tiêu biểu đạt giải cao trong các kỳ thiCần có cơ chế giảm gánh nặng cho người họcHợp nhất Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Tham dự hội nghị còn có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Đại học Huế.

Theo Bộ GD&ĐT, năm học 2021-2022, Chất lượng GD phổ thông và GD đại học tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về GD năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022, với 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Năm 2021, 5 cơ sở GD đại học lọt vào tốp đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín… Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 được tổ chức thành công đảm bảo nghiêm túc và an toàn…

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, ngành GD xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành Giáo dục trong năm học 2021-2022. Đồng thời nhấn mạnh: "Ngành GD cần tiếp tục thực hiện quyết liệt đổi mới quản lý nhà nước. Bộ GD&ĐT phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để nâng cao chất lượng GD. Muốn được như vậy, cần đổi mới từ quản lý nhà nước, đổi mới về quản trị trong cả trường phổ thông và trường đại học".

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top