ClockChủ Nhật, 23/02/2014 11:06

Xử lý dứt điểm tình trạng ăn xin, đeo bám du khách trước Festival Huế 2014

 

Ăn xin có tổ chức
Sau thời gian tạm lắng, tình trạng ăn xin hiện nay đang rộ lên, đặc biệt là tại các điểm du lịch tâm linh, nơi khách hành hương rộng lòng từ bi để cầu an, các đối tượng “cái bang” kéo đến bày đủ trò để xin tiền du khách. Trong đó, điểm báo động nhất là khu tượng đài Quán Thế Âm (xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy), trong dịp Tết có trên 100 “cái bang” thường trực ở đây để hành nghề.
Ăn xin đeo bám khách ở chân tượng đài Quán thế âm. Ảnh: Thái Bình
 
Cảnh trẻ con, người già rách rưới, khụm rụm, phụ nữ ôm con nhỏ, người giả vờ bệnh tật rồi băn bó, bôi thuốc đỏ như đang bị thương tích rải dài từ dưới chân núi Tứ Tượng lên đến tượng đài Quán Thế Âm và cứ mỗi khi khách du lịch, người hành hương đi qua là ùa ra bám đuổi, kẻ ngửa ta, người ngửa nón xin tiền, thậm chí còn cản đường thể hiện sự phẫn nộ nếu khách không cho tiền. Những hình ảnh trên rất phản cảm đối, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Huế.
Ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng cho biết, qua nắm tình hình thì đối tượng ăn xin là trẻ em và người già trên địa bàn xã chỉ có 16 người, phần lớn là ở các địa phương lân cận và nhiều nhóm của các tỉnh khác như Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam kéo đến. Người ăn xin tụ tập đến đây yếu bằng xe ô tô 24 chỗ ngồi, hoặc có người được chở đến bằng xe máy từ sáng sớm rồi đến chiều tối lên đón về rất có tổ chức. Vào những ngày lễ trọng có đến 4, 5 xe ô tô biển số các tỉnh khác chở hơn 100 người đến đây ăn xin.
Cũng theo đại diện Công an thị xã Hương Thủy, một số điểm du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã như khu vực Quán Thế Âm, Điện Hòn Chén vào các ngày lễ trọng, ngày rằm, 30 – mồng 1 hàng tháng, khách đến hành hương rất đông nên rất dễ xin tiền, qua xét hỏi các đối tượng được biết, người ít đến đây cũng kiếm được 500 ngàn đồng/ngày, người nhiều tầm 1 triệu đồng. Do vậy các đối tượng cơ hội lợi dụng để đến “kiếm ăn”. Thực tế người phải rơi vào cảnh bần cùng phải ăn xin và chuyên đi ăn xin ở đây không nhiều mà thực chất là thấy dể kiếm tiền quá nên nhiều người lười lao động đến đây xin tiền và tổ chức đến ăn xin theo đoàn vào các dịp lễ, Tết.
Lực lượng mỏng, khó xử lý dứt điểm
Ăn xin đây rất nhiều và gây phiền phức cho du khách. ảnh: Thái Bình
 
Nhận khuyết điểm trước lãnh đạo UBND tỉnh về việc để xảy ra tình trạng ăn xin tràn lan tại khu vực tượng đài Quán Thế Âm trong dịp đầu năm Giáp Ngọ, ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng giải bày, trong dịp Tết do lượng khách đến tượng đài Quán Thế Âm quá đông, xã tập trung lực lượng để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và phòng cháy rừng tại khu vực tượng đài nên không quán xuyến được. Mặc khác, xã cũng chỉ có thể xua đuổi và vận động chứ thu gom, bốc đối tượng ăn xin đi là rất khó, cần sự hỗ trợ vào cuộc của các sở, ngành liên quan và thị xã Hương Thủy trong vấn đề này để cùng xã giải quyết đứt điểm tình trạng này.
Ông Lê Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy cũng cho biết, dịp Tết vừa qua do khách hành hương quá nhiều trong khi lực lượng tại chỗ của xã ít nên không thể kiểm soát được, nhiều đối tượng ăn xin lợi dụng tình hình này đổ về  càng nhiều. Đây là sơ suất trong tiên lượng tình hình của địa phương. Lực lượng của xã cũng không đủ để khống chế bốc đối tượng đi, trong đó các vấn đề hồ sơ thủ tục, quản lý người… đòi hỏi đúng quy trình nên rất khó cho xã.
Tổng lực làm sạch môi trường du lịch trước Festival Huế 2014
Tại cuộc họp, các sở, ban ngành, địa phương liên quan đều tỏ quyết tâm xử lý dứt điểm tình trạng ăn xin, đeo bám du khách trên địa bàn tỉnh. Trong đó các địa phương cơ sở được xác đinh là chủ công cùng sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện.
Đối với tình trạng nở rộ ăn xin tại địa bàn xã Thủy Bằng, chính quyền địa phương từ xã đến thôn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, nhận thức của người dân. Đối với các ngày lễ trọng, dịp Tết, thành lập các đội kiểm tra liên ngành của thị xã để ấn áp, xua đuổi, thu gom các đối tượng ăn xin về Trung tâm nuôi dưỡng xã hội tỉnh để phân loại. Còn vào ngày thường, ngày trằm, 30 – mồng 1 hàng tháng thì giao cho xã Thủy Bằng kiểm tra để xua đuổi và phối hợp với ngành LĐ,TB&XH thu gom. Sở LĐ,TB&XH và lực lực Công an tiến hành phân loại đối tượng để có giải pháp phù hợp nhất.
Kết luận tại cuộc họp, ông Ngô Hòa nhấn mạnh, là xứ sở du lịch, là quê hương của hạnh phúc thì không thể chấp nhận tình trạng ăn xin, đeo bám du khách được. Vấn đề này UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện từ lâu, tuy nhiên lâu nay chúng ta làm vẫn chưa quyết liệt, chưa thường xuyên nên tình trạng ăn xin, đeo bám du khách mới quay trở lại, cần phải giải quyết dứt điểm tình trạng này trước thềm Festival Huế 2014.
Theo ông Ngô Hòa, để giải quyết dứt điểm tình trạng này, cần có sự vào cuộc đồng bộ cả hệ thống chính trị đến các thôn, xóm, hộ gia đình. Giao trách nhiệm cho TX.Hương Thủy chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện cùng xã Thủy Bằng chấn chỉnh ngay; đồng thời có sự hỗ trợ về lực lượng, vật chất, phương tiện để xã Thủy Bằng thực hiện. Ngoài ra, cần đặt vấn đề rõ ràng với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh trong công tác giải quyết có hiệu quả đối với các đối tượng ăn xin cũng như việc vệ sinh môi trường khu vực tường đài Quán Thế Âm. 
Để làm sạch môi trường du lịch của tỉnh, ông Ngô Hòa giao Sở LĐ,TB&XH và Sở VH,TT&DL thực hiện tổng rà soát lại một cách tổng thể tất cả các điểm du lịch có hiện tượng ăn xin, đeo bám du khách để thực hiện thu gom, phân loại các đối tượng để trả về địa phương và thực hiện các giải pháp ngăn ngừa. Nếu trong tỉnh thì mời trực tiếp lãnh đạo địa phương đến nhận về và cam kết không để xảy ra tình trạng này nữa. Đối với các đối tượng ngoài tỉnh, mời các tỉnh đến nhận, hoặc trả về tận địa phương. Mọi việc đến cuối tháng 3 phải hoàn thành và UBND tỉnh sẽ tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, nêu cụ thể từng địa điểm, đánh giá trách nhiệm cụ thể của từng ngành, địa phương.
Trần Dương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top