ClockThứ Hai, 01/08/2022 14:55

Xuất siêu của Việt Nam sang EU tăng mạnh nhờ Hiệp định EVFTA

Nhờ Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - EU (EVFTA), trong 7 tháng qua xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng hơn 20%, xuất siêu 18,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu tôm gặp khóNông sản đối mặt nhiều rào cảnXuất khẩu cá ngừ dự kiến tăng cao trong 'bão lạm phát'Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 kỳ vọng sẽ vượt xa mục tiêuXuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc năm nay sẽ tăng trưởng rất khả quan

Chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bá Hải. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Đánh giá về hoạt động xuất khẩu sang các thị trường, các chuyên gia thương mại cho biết, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế trong 7 tháng qua; trong đó, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng cao sang Hoa Kỳ, EU và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, riêng với thị trường EU, nhờ Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - EU (EVFTA), trong 7 tháng qua xuất khẩu đã tăng trưởng hơn 20%, xuất siêu 18,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Đánh giá kết quả này, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA (1/8/2020 - 1/8/2022), tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam thông qua giấy chứng nhận xuất xứ mà doanh nghiệp được cấp để tận hưởng ưu đãi khi hàng hóa đi vào EU khá cao.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song biên độ ưu đãi, mức ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng mới đủ lớn để tạo động lực xuất khẩu mạnh hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh thực thi tốt hơn, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế vẫn phức tạp, xung đột vũ trang, một số nguyên nhiên vật liệu tăng giá làm giảm tổng cầu của thị trường EU.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh thực thi EVFTA hiệu quả, ông Lương Hoàng Thái lưu ý, hiện nay, thị trường EU đang có xu hướng dịch chuyển rất mạnh mẽ sang tiêu dùng hàng hóa xanh, sạch và đáp ứng tiêu chuẩn về lao động, về môi trường… tức là họ không chỉ đơn thuần yêu cầu về giá cả, chất lượng mà còn quan tâm đến quy trình sản xuất hàng hóa đó như thế nào. Doanh nghiệp cần đón đầu xu hướng này, nếu như thành công theo xu hướng này, giá trị thu được trong quá trình xuất khẩu sang EU sẽ lớn hơn rất nhiều.

“Ngoài ra, EU là thị trường cơ bản rất khó tính với nhiều yêu cầu về kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, thậm chí có cả những tiêu chuẩn doanh nghiệp tự đặt ra. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chuyển đổi mô hình, để đáp ứng tốt nhất thị hiếu ở thị trường EU, từ đó khai thác một cách có hiệu quả, lâu dài và bền vững”, ông Lương Hoàng Thái khuyến nghị.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, trong thời gian qua, sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để thực thi Hiệp định EVFTA, tất cả các bộ, ngành cũng như các địa phương đều tích cực vào cuộc để thúc đẩy quá trình thực thi này. Đặc biệt, điều quan trọng nhất là cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho cộng đồng doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất những quy định đã có.

Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ mạnh mẽ để doanh nghiệp có thể tự lớn lên, tìm hiểu thông tin tốt hơn khi tham gia vào thị trường EU và vượt qua thách thức, rào cản về kỹ thuật, xu hướng tiêu dùng mới đang phát sinh ở thị trường EU.

“Khi Hiệp định này được ký kết, Thủ tướng Chính phủ ví hiệp định này mở ra một đường cao tốc để kết nối hai nền kinh tế Việt Nam và EU. Rõ ràng đường cao tốc phương tiện vận hành trên đó phải khác đường bình thường. Vậy nhiệm vụ của Chính phủ là hỗ trợ để doanh nghiệp xây dựng phương tiện đi lại phù hợp với đường cao tốc đó chứ không phải những phương tiện đã sử dụng ở đường làng, ngõ xóm”, ông Lương Hoàng Thái nhấn mạnh.

Thế nhưng, để làm được điều này cần có sự tham gia của tất cả các cơ quan ở nhiều lĩnh vực và cả địa phương để giúp doanh nghiệp đủ sức mạnh khai thác tốt con đường cao tốc.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top