ClockThứ Năm, 10/06/2010 20:02

Xứng mặt chủ nhân

Những ghi nhận bước đầu về Festival Huế 2010 đã cho thấy dấu hiệu vui. Không còn sự thờ ơ như ngày nào. Ở tất cả các sân khấu, năm nay lượng khán giả đến xem dù khuya nhưng vẫn khá ổn định, có nơi rất đông. Sân khấu cung An Định những năm trước vắng vẻ nay đông vui hẳn lên. Khán giả như cùng “cháy lên” với các nghệ sĩ đến từ Úc, từ Cuba, từ Senegal hay Ixraen.
 
Đã như không còn có sự cách biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Ở các huyện, công chúng hoan nghênh nhiệt liệt khi các đoàn về diễn, do vậy có đoàn phải tăng thời lượng gấp đôi vì lý do đơn giản là công chúng không chịu…về. Các lễ hội cộng đồng như “Hơi thở của nước” hay “Cuộc thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn” có hàng người tham dự. Các họat động triển lãm, festival thơ…cũng thu hút đông đảo người xem. Những lễ hội như “Chợ quê ngày hội”, “Hương xưa làng cổ” khách và bà con từ các nơi xa về dự rất đông.
 

Nét đẹp huyền bí của Đêm phương đông
 
Không chỉ tham gia trong vai trò dự khán, người dân còn đóng vai trò là người chủ đích thực của các họat động lễ hội. Những nhà dân vẫn tiếp tục được mở cửa để đón khách. Không dừng lại ở mục tiêu kiếm sống, những người đạp xích lô, đi xe ôm hay lái xe taxi cũng tự xác định cho mình nhiệm vụ phục vụ tốt hơn các đối tượng khách hàng. Tôi về Phú Mậu dự khai mạc lễ hội “Sắc màu Thanh Tiên” mới hay họa sĩ Thân Văn Huy và bà con trong vùng đã chuẩn bị cho ngày hội tại ngay chính xóm thôn mình bằng sự đam mê, khả năng sáng tạo và còn bằng cả bầu nhiệt huyết cháy bỏng. Ở tận trên Huế, nhưng trong những ngày khai hội “Hương xưa làng cổ”, anh Lê Trọng Cáp đã liên tục về quê để đón tiếp bạn bè thân hữu và khách du lịch đến làng di sản Phước Tích quê hương, nơi anh có ngôi nhà cổ 125 năm tuổi trong ngày hội lớn.
 
Người dân Huế những ngày này cũng đã biết điều chỉnh cho mình lối sống. Họ xuống phố vào ban đêm; văn hóa, lịch thiệp, cởi mở và thân thiện trong ứng xử; xứng mặt là chủ nhân của cuộc chơi lớn Festival Huế, chủ nhân đích thực của thành phố Festival duy nhất của Việt Nam.
 
Đinh Nam 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top